Cử nhân Kỹ thuật phục hồi chức năng đang dần khẳng định vị thế quan trọng của mình trong hệ thống y tế cũng như trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe người dân.

Vậy Cử nhân kỹ thuật phục hồi chức năng – Họ là ai?

  • Kỹ thuật viên phục hồi chức năng tại các khoa PHCN trong bệnh viện: lượng giá, lập kế hoạch và thực hiện các kỹ thuật PHCN cho bệnh nhân tại bệnh viện. Tư vấn, hướng dẫn bệnh nhân, gia đình chế độ luyện tập ngăn ngừa các biến chứng sau quá trình điều trị.
  • PHCN tại cộng đồng: tham gia vào mạng lưới phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng với vai trò hướng dẫn, chuyển giao các kỹ thuật phục hồi chức năng cho người nhà, người khuyết tật.
  • Kỹ thuật viên PHCN tại các trung tâm dưỡng lão, bảo trợ xã hội: phối hợp với bác sĩ, nhân viên chăm sóc và giáo dục đặc biệt để xây dựng kế hoạch chăm sóc và phục hồi chức năng phù hợp, nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống cho người già và người khuyết tật.
  • Giảng dạy tại các trường đào tạo về PHCN: học tập nâng cao, phát triển năng lực bản thân và tham gia giảng dạy tại các trường cao đẳng, đại học đào tạo về PHCN.
  • Nghiên cứu về phục hồi chức năng: tham gia các nhóm nghiên cứu về chính sách, PHCN và khuyết tật; tham gia các dự án, tổ chức quốc tế về PHCN.
  • Chuyên viên tại các công ty về trang thiết bị PHCN: tư vấn, hướng dẫn và thiết lập các chế độ luyện tập, sử dụng trang thiết bị PHCN.

Mức thu nhập của Cử nhân kỹ thuật PHCN như thế nào?

        Mức thu nhập của cử nhân Kỹ thuật phục hồi chức năng ở mức khá cao, tùy theo trình độ và kinh nghiệm làm việc. Nếu có kinh nghiệm và chuyên môn cao, bạn còn có nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc. Đặc biệt, cử nhân KTPHCN sau khi thực hành 9 tháng tại cơ sở khám, chữa bệnh sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề bởi các cơ quan có thẩm quyền: Bộ Y tế, Sở y tế các tỉnh…Với chứng chỉ hành nghề này, ngoài việc làm việc tại các cơ sở y tế, cử nhân KTPHCN còn có thể có các công việc làm thêm bên ngoài với nhiều chế độ đãi ngộ hấp dẫn.