Phục hồi chức năng là một trong bốn lĩnh vực không thể thiếu của sự nghiệp chăm sóc sức khỏe toàn diện  gồm phòng bệnh – chữa bệnh – phục hồi chức năng – nâng cao sức khỏe.

Vậy vai trò của phục hồi chức năng trong việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người bệnh quan trọng như thế nào?

 

► Phục hồi tối đa khả năng hoạt động của một cơ quan, bộ phận cơ thể bị suy giảm, rối loạn hay mất đi; và tăng cường khả năng còn lại của người bệnh.

 

 

► Ngăn ngừa các thương tật thứ phát sau điều trị bệnh

 

 

► Tạo cho người bệnh có cuộc sống độc lập tối đa, hòa nhập gia đình và xã hội.

 

 

Hiện nay, Việt Nam đang phải đối mặt với mô hình bệnh tật kép, đó là bệnh lây nhiễm và bệnh không lây nhiễm. Trong đó, bệnh không lây nhiễm như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa, tai biến mạch máu não, đái tháo đường, ... chiếm khoảng 70% gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam. Bên cạnh đó, quá trình già hóa dân số, những di chứng từ chấn thương giao thông, tai nạn lao động và hậu quả tích lũy lại từ chiến tranh làm cho tỷ lệ người khuyết tật và người có nhu cầu phục hồi chức năng không ngừng gia tăng. Điều đó không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, công việc, làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh mà còn là gánh nặng đối với gia đình, xã hội.

Vì thế, những năm gần đây ngành Phục hồi chức năng nhận được rất nhiều sự quan tâm của Bộ Y tế, vì sự phát triển nguồn nhân lực cho ngành cũng như định hướng phát triển ngành Phục hồi chức năng tại Việt Nam trong tương lai.